Lão Vương vui vẻ cất tiền vào túi và nghĩ rằng lần sau người thanh niên quay lại sẽ chọn cho anh ta hàng tốt và gửi lại tiền thừa. Nhưng đến khi lấy ví tiền ra đếm lại, ông mới phát hiện đó là…
Cuộc sống của người nông dân vốn nhiều vất vả, quanh năm suốt tháng chỉ thấy bùn ở dưới chân và nắng ở trên đầu. Cũng như bao người làm nghề nông, lão Vương năm nay 75 tuổi, có cái dáng hình gầy gò, khuôn mặt hiền lành khắc khổ, hằn in dấu vết của những vất vả, lam lũ qua nhiều năm tháng. Mỗi buổi sáng sớm, người ta lại thấy, lão Vương đạp chiếc xe ba gác cũ kĩ chở đầy rau củ lên chợ nông sản buôn bán.
Vì hàng của lão Vương đều do vợ chồng ông tự tay trồng lấy, luôn tươi ngon mà giá thành phải chăng nên rất nhiều người trong vùng đều muốn đến mua. Người trong vùng chẳng ai còn lạ gì cái giọng chân chất, hồ hởi mời khách mua hàng của ông, nụ cười móm mém, tươi rói gần như đã trở thành thương hiệu của “lão Vương bán rau củ”.
Ảnh internet
Tuy nhiên, buôn bán đâu phải lúc nào cũng gặp chuyện thuận buồm xuôi gió, khách hàng thì chín người mười ý, cũng có những hôm ông gặp phải những vị khách khó tính.
Họ mua hàng mà nhấc lên đặt xuống, họ chê bai hàng của ông không ngon, không đẹp bằng siêu thị, họ mặc cả từng đồng lẻ. Vốn bản tính hiền lành, lương thiện, lão Vương cũng chẳng để bụng, vẫn vui vẻ bán hàng cho khách.
Nhưng hôm nay người ta không thấy nụ cười móm mém trên môi của lão Vương nữa, cũng không nghe cái chất giọng chân chất thật thà mời khách mua hàng nữa, chỉ thấy ông ngồi một mình trầm ngâm ở đó.
Ảnh internet
Thấy lạ, mọi người lại hỏi thăm lão Vương, ông chậm rãi kể lại câu chuyện:
“Chiều nay, một người đàn ông tầm 30 tuổi, ăn mặc bảnh bao, mặt mũi sáng sủa, trông rất giống người có tiền lại gần hỏi mua hàng. Anh ta hào phóng lắm, mua nhiều hàng mà chẳng mảy may mặc cả hay xét nét hàng hóa của lão như một số người khiến lão rất vui. Lão nhiệt tình chọn những loại rau củ tươi ngon nhất cho anh ta, trong lòng mừng thầm hôm nay có thể về nhà sớm.
Lúc tính tiền, anh ta chẳng ngần ngại mà đưa cho lão hẳn 100 tệ (khoảng 350 nghìn tiền Việt).
Ảnh internet
Lúc đó, lão ngạc nhiên lắm. Vì số tiền này quá nhiều so với tiền hàng của anh ta, với lại lão cũng không có tiền để trả lại số tiền lớn như vậy nên lão vội vàng hỏi anh ta có tiền lẻ hay không? Nhưng anh ta chỉ dúi tiền vào tay lão nói rằng không cần trả lại rồi vội vã rời đi.
Lão gọi với anh ta lại nhưng anh ta đi nhanh quá nên không kịp nữa. Lão cất tiền vào túi và nghĩ rằng lần sau anh ta đến sẽ chọn hàng tốt và gửi lại anh ta tiền thừa. Vừa rồi lấy ví ra đếm lại mới phát hiện đó là đồng tiền giả”.
Nghe xong câu chuyện của lão Vương, mọi người ai nấy đều tỏ ra bất bình, họ nghĩ, người đàn ông thật quá đáng; và thời nay thật chẳng biết làm thế sao để phân biệt đâu là người tốt đâu là người xấu.
“Ăn mặc lịch sự như sếp vậy mà lại can tâm đi lừa một người nghèo”. Duy chỉ có lão Vương, ông rất bình tâm đón nhận mất mát của mình như thể rằng nó nên phải vậy. Lão Vương ngồi trầm ngâm chỉ tại cảm thấy buồn lòng cho cái đạo đức xã hội ngày nay, xuống cấp quá chẳng còn được như cái thời ông sống ngày trước.
Cuộc sống trong xã hội thời nay, trắng trắng đen đen chẳng còn rạch ròi nữa, con người kẻ tranh người đoạt, kẻ lừa người dối, chỉ vì chút lợi ích cho riêng bản thân mình mà can tâm làm hại người khác. Lợi ích cá nhân được đặt lên đầu mỗi câu chuyện, xem xem việc làm này có lợi với mình thì làm, cũng không cần quản người khác sẽ gặp phải chuyện gì.
Lão Vương biết những gì thuộc về mình sẽ không tự nhiên mất, “bất thất bất đắc”, nếu có thể mất thì có thể được.
Suy cho cùng, vạn vật xung quanh đi một vòng rồi cũng sẽ quay trở về đúng vị trí. Mình chỉ cần quản lương tâm, lo sống sao cho tốt là được rồi, chuyện cao xanh cứ để Trời xanh an bài.
Những người làm điều xấu thường không tin vào sự tồn tại của Thần Phật. Tuy nhiên, nhân quả luân hồi đều là có thật, kẻ gieo gió ắt gặp bão, người thiện lương ắt được phúc lành. Làm gì sai trái đều có “Người Trời” ghi lại, vậy nên chớ vì được chút lợi nhỏ mà làm hại người khác, không thì cũng bằng đang tự hại chính mình.
Theo methongthai